Trong thời gian qua, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hanh kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong việc quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
Trong thời gian qua, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hanh kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong việc quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
Thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau), các vật liệu cháy trong rừng dồi dào. Mặt khác, thời điểm mùa khô hanh cũng là thời kỳ phát nương, đốt rẫy của người dân. Một số bộ phận người dân dùng lửa để đốt tổ ong lấy mật; sử dụng lửa trong quá trình đi chăn thả gia súc hoặc đi ngang qua rừng. Đó là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Ban đã triển khai thực phương án PCCCR; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân; phân công anh em trong Ban phụ trách địa bàn phù hợp với năng lực từng người; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR; hướng dẫn người dân xây dựng đường băng cản lửa; kỹ thuật đốt nương cho người dân… ngay từ đầu năm đơn vị đã xây dựng kế hoạch làm giảm vật liệu cháy số với mục đích xác định các vị trí, khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để tập trung tuyên truyền và thực hiện các biện pháp thu gom, di chuyển các loại vật liệu cháy là cành cây, lá khô, các loài cây thân thảo, dây leo sinh trưởng trong mùa mưa, chết vào mùa khô... qua đó đã ngăn chặn và giảm thiểu được những nguy cơ xảy ra cháy rừng!


Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, rà soát các điểm nguy cơ xảy ra cháy rừng
Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã thành lập đội phòng cháy chữa cháy rừng với 34 thành viên của các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các trạm bảo vệ rừng cơ sở. Lực lượng đã được đào tạo, huấn luyện và trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị và công cụ chữa cháy cần thiết. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ địa bàn của các trạm có nhiệm vụ trực 24/24 giờ, chịu sự quản lý trực tiếp của các Trạm trưởng các trạm bảo vệ rừng, linh động di chuyển kịp thời khi có tình huống cháy rừng. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng, ngăn chặn tình trạng phát đốt nương rẫy vào giờ cao điểm nắng nóng, gió to của người dân trên địa bàn.




Hình ảnh trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng, PCCCR
Được sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương và các đơn vị khác đóng trên địa bàn, nhằm huy động được mọi nguồn lực thường xuyên tuyên truyền các quy định nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR. Qua đó, từng bước làm chuyển biến nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân đối với công tác PCCCR.
Mặc dù địa bàn rộng lớn, địa hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, tuy nhiên với những giải pháp, phương án PCCCR cụ thể, thiết thực mà Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cháy rừng xảy ra, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có./.
Bình luận 0