Ngày 20 tháng 12 năm 2022, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ đã tham dự hội nghị tổng kết lĩnh vực lâm nghiệp năm 2022 triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2023 do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 20 tháng 12 năm 2022, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ đã tham dự hội nghị tổng kết lĩnh vực lâm nghiệp năm 2022 triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2023 do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên.
Tham dự hội nghị gồm các đồng chí lãnh đạo Ban quản lý rừng đặc dụng, lãnh đạo các Phòng nghiệp vụ, Trạm trưởng trạm Bảo vệ rừng. Tại hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Tuyên - Phó giam đốc Ban quản lý thay mặt Ban quản lý đã trình bày tham luận về “Công tác phối hợp thực hiện các quy định về quản lý rừng bền vững, bảo vệ các loài động vật hoang dã”.
Trong năm 2022 công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT; sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, UBND các xã, thị trấn và lực lượng Kiểm lâm vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn; các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, diện tích rừng được giao quản lý được duy trì ổn định và phát triển. Trong công tác phối hợp thực hiện các quy định về quản lý rừng bền vững, bảo vệ các loài động vât hoang dã Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ đạt được nhiều kết quả:
- Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp
Ban quản lý đã triển khai xây dựng quy chế phối hợp quản lý bảo vệ và phát triển rừng giữa Ban quản lý với Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên; ký quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR với UBND các xã, thị trấn có rừng đặc dụng; thực hiện quy chế phối hợp với lực lượng Kiểm lâm và UBND các xã vùng giáp ranh 3 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn - Lạng Sơn;
Thông qua việc thực hiện quy chế phối hợp đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ; sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, và các lực lượng khác có liên quan đã góp phần hạn chế những vi phạm liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp, từ đó rừng được bảo vệ và phát triển ổn định kết quả cụ thể như sau:
- Công tác tuyên truyền trong năm 2022: Đơn vị phối hợp với UBND 09 xã (07 xã có rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng và 02 xã có rừng phòng hộ hồ Núi Cốc) tổ chức được 30 lớp tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh với 1.800 lượt người tham gia. Làm mới 03 và sửa chữa 06 bảng biển tuyên truyền bảo vệ rừng.
- Công tác tuần tra, bảo vệ rừng: Trong năm 2022 đã tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét trên rừng được 583 buổi với 2.056 lượt người tham gia, trong đó gồm:
+ Phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai tuần tra, truy quét trên rừng được 111 buổi với 465 lượt người tham gia; lập biên bản và bàn giao tang vật cho Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai 05 vụ.
+ Phối hợp với Tổ liên ngành gồm các cơ quan chức năng và phòng chuyên môn của UBND huyện Võ Nhai, Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai, UBND xã Thần Sa kiểm tra, truy quét hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Thần Sa được 11 ngày với 84 người tham gia, tiêu hủy, tháo dỡ các tang vật gồm: 08 máy nổ, 04 máy nghiền đá, 02 máy nén khí, 02 máy bơm, 1000 m dây điện, 6000 m vòi nhựa dẫn nước, 15 lán trại.
+ Phối hợp với Kiểm lâm vùng giáp ranh tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn: Trao đổi qua điện thoại 19 lần; tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng được 09 buổi với 47 lượt người tham gia; kết quả không phát hiện vi phạm.
- Công tác rà soát diện tích rừng và rừng tự nhiên: Trong năm 2022, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ đã phối hợp vơi Chi cục Kiểm lâm thực hiện nội dung rà soát diện tích rừng và rừng tự nhiên, thống kê vị trí, trạng thái rừng có sự sai khác so với số liệu kiểm kê rừng năm 2015 và theo dõi diễn biến rừng năm 2021 báo cáo Sở NN và PTNT và phối hợp rà soát quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ; phối hợp với các hạt Kiểm lâm và UBND các xã trả lời đơn thư, xác định vị trí, ranh giới, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, giải phóng mặt bằng phục vụ kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố trên diện tích rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc theo quy định.
- Công tác bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học: Ban quản lý và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên phối hợp thả 01 cá thể Mèo rừng; 01 cá thể Cu li lớn, 01 cá thể khỉ đuôi dài, 05 cá thể rắn Ráo Trâu thuộc Nhóm IB thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào khu rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng do Ban quản lý.
Đặc biệt trong năm 2021 và 2022, đơn vị cũng đã hoàn thiện hồ sơ và được UBND tỉnh phê duyệt Dự án thành lập lại khu rừng đặc dụng Thần Sa Phượng Hoàng, đảm bảo đúng tiêu chí phân loại rừng của Luật Lâm nghiệp, Thái Nguyên là tỉnh tiên phong của cả nước thực hiện thành lập lại khu rừng theo đúng tiêu chí phân loại mới của Luật Lâm nghiệp; phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 – 2030. Hiện nay đơn vị đang trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng giai đoạn 2022 - 2030.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Ở một số địa bàn, sự phối hợp giữa lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Ban quản lý với Kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, chưa thường xuyên phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Một số hình ảnh tại hội nghị:
Hồ Dung
Bình luận 0