Ngày 30/03/2024, tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên tổ chức “Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, phòng hộ”.
Ngày 30/03/2024, tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên tổ chức “Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, phòng hộ”.
Buổi Tọa đàm có sự hiện diện của gần 150 đại biểu đến từ các đơn vị là cơ quan quản lý nhà nước như: Cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Võ Nhai, Đại diện các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ khu vực phía Bắc và miền Trung.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Ông Nguyễn Quang Lịch - Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên, đã phát biểu nêu ra ý kiến: “Việc phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, phòng hộ là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê dịch vụ môi trường rừng, lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo các quy định của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện một số quy định, chính sách bộc lộ những hạn chế; việc tiếp cận, xây dựng định hướng phát triển du lịch tại các BQL rừng gặp nhiều khó khăn; một số quy định thiếu cụ thể gây ra những lúng túng cho các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương, các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, phòng hộ”.
Ông Nguyễn Quang Lịch, Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ phát biểu khai mạc Tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc của đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng; cùng với đó một số Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng đã chia sẻ về đặc điểm tình hình thực hiện Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của địa phương. Tuy nhiên, trong hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ như: thiếu hướng dẫn về quy định tỷ lệ xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; các vấn đề liên quan đến những quy định về cấp phép xây dựng, chưa quy định cụ thể trình tự, tiêu chí lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư; giá cho thuê môi trường rừng chưa tương xứng, chưa phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tư phát triển.
Các đại biểu phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm
Có thể thấy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, phòng hộ là rất lớn. Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, phòng hộ sẽ là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê dịch vụ môi trường rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững./.
Tin và ảnh: Sơn Ninh
Thông báo việc công bố người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
07/09/2024
Bình luận 0