Hệ sinh thái rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa đang được phục hồi, nhiều loài động, thực vật tưởng biến mất thì nay xuất hiện trở lại. Đặc biệt là các đàn khỉ xuất hiện khá thường xuyên, có lẽ di chuyển từ trong rừng sâu ra.
Chiều ngày 26/9/2023, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên làm việc với Tổ chức FFI. Đoàn công tác có Ông Nguyễn Đức Thọ - Quản lý dự án bảo tồn Vượn cao vít, ông Trịnh Đình Hoàng - chuyên gia Vượn cao vít.
Ngày 06/10/2023, tại thành phố Hà Nội, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin và đề xuất giải pháp tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin, dữ liệu về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học giữa các cơ quan nhà nước, các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh, bảo vệ cảnh quan trên cả nước.
Khu dự trữ thiên nhiên (DTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng được đánh giá là một trong những vùng có các loài thực vật, động vật đa dạng, phong phú với hệ sinh thái rừng núi đá vôi rất đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao. Về thực vật có 6 kiểu thảm thực vật, 1.234 loài thực vật thuộc 660 chi, 171 họ, 5 ngành và 02 lớp thực vật, trong đó ghi nhận 56 loài trong sách đỏ Việt Nam và thế giới thuộc đối tượng cần phải bảo tồn. Về động vật có 346 loài, 89 họ, 25 bộ, trong đó có 60 loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn.
Thông báo việc công bố người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
07/09/2024