Khu dự trữ thiên nhiên (DTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng được đánh giá là một trong những vùng có các loài thực vật, động vật đa dạng, phong phú với hệ sinh thái rừng núi đá vôi rất đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao. Về thực vật có 6 kiểu thảm thực vật, 1.234 loài thực vật thuộc 660 chi, 171 họ, 5 ngành và 02 lớp thực vật, trong đó ghi nhận 56 loài trong sách đỏ Việt Nam và thế giới thuộc đối tượng cần phải bảo tồn. Về động vật có 346 loài, 89 họ, 25 bộ, trong đó có 60 loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn.
Hiện nay, số lượng cá thể Nghiến trưởng thành trong tự nhiên còn ít so với trước đây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cây mẹ gieo giống, khả năng tự phục hồi của loài trong tự nhiên. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và các nghiên cứu trước đây ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nghiên cứu về loài Nghiến mới chủ yếu dừng lại ở việc mô tả hình thái, phân bố và công dụng, thiếu các nghiên cứu sâu về đặc điểm lâm học cũng như khả năng tái sinh, nhằm đưa ra các giải pháp phục hồi và phát triển.
Để có cơ sở đưa ra các giải pháp bảo tồn loài Nghiến quý, hiếm tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, Ban quản lý đã tiến hành điều tra thực địa nhằm xác định được mật độ, nguồn gốc, tổ thành, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng và phân bố cây Nghiến tái sinh tại Khu DTTN Thần Sa - Phượng Hoàng,… trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phục hồi, phát triển loài phù hợp nhất.
Một số hình ảnh điều tra ngoại nghiệp tại các xã, thị trấn trong Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng.




Điểu tra cây nghiến tại Khu DTTN Thần Sa – Phượng Hoàng




Cây nghiến trưởng thành tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng
Trong quá trình thực hiện điều tra, đơn vị triển khai điều tra điều tra hiện trạng phân bố của loài Nghiến trên địa bàn 7 xã 1 thị trấn trong Khu DTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, xác định cụ thể đặc điểm hình thái, vật hậu, lập địa, khí hậu, độ cao, tầng thứ, đặc điểm tái sinh, tổ thành, đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.
Tin và ảnh: Ít Tiệp
Bình luận 0